Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Những quy tắc ứng xử kinh doanh chuyên nghiệp

Ví dụ để “thoát" khỏi một cuộc trò chuyện. Bạn có thể nói "Rất vui được gặp bạn" hay "Rất vui được nói chuyện với bạn" hay "Tôi có thể gặp bạn vào tuần tới tại cuộc họp”…

Trong kinh doanh, có thể gặp rất nhiều tình huống giao tiếp khiến người trong cuộc khó xử nhưng những người chuyên nghiệp luôn biết cách xoay xở để giải quyết chúng nhanh chóng dựa trên những nguyên tắc đã được đúc rút từ kinh nghiệm.
Trong cuốn sách "The Essentials of Business Etiquette" (Những quy tắc kinh doanh cần thiết) tác giả Barbara Pachter đã trình bày về các quy tắc mọi người cần phải hiểu để thực hiện và thể hiện mình một cách thích hợp trong môi trường xã hội chuyên nghiệp.
Dưới đây là những lời khuyên quan trọng nhất từ cách giới thiệu bản thân, ăn mặc, cho đến cách đặt nhà hàng,…
Luôn đứng khi bạn đang được giới thiệu với một người nào đó
Điều này sẽ giúp thiết lập sự hiện diện của bạn. Bạn sẽ dễ dàng làm cho người khác bỏ qua nếu bạn không đứng. Nếu bạn đang mất tập trung và không thể đứng lên, bạn nên nghiêng về phía trước để cho người khác biết rằng bạn sẽ đứng, nếu có thể”, Pachter viết.
Luôn luôn nói cả họ và tên
Trong một tình huống kinh doanh, bạn nên sử dụng tên đầy đủ của bạn, nhưng bạn cũng nên chú ý đến cách người khác muốn bạn giới thiệu về mình.
Nếu tên của bạn quá dài hoặc khó phát âm, Pachter cho rằng bạn nên xem xét việc thay đổi hoặc rút ngắn nó. Hoặc bạn nên xem xét viết cách phát âm tên bạn trên danh thiếp và đưa nó cho người khác.
Luôn bắt tay trước nếu bạn ở vị trí cao hơn hoặc là nhân vật chính của sự kiện
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, nếu bạn là ông chủ hoặc cấp trên (không kể giới tính), bạn nên chủ động bắt tay trước, Pachter viết.
Dù bằng cách nào, cũng nên thực hiện những cái bắt tay. "Ở Mỹ, những cái bắt tay cũng được hiểu như lời chào kinh doanh. Nếu bạn muốn được nhìn nhận một cách nghiêm túc, bạn phải bắt tay và bắt tay một cách nghiêm túc”.
Ăn mặc phù hợp
"Quần áo được xem là một hình thức quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ, có thể nâng cao uy tín nghề nghiệp của một người hay làm giảm uy tín của người đó. Bạn có thể gửi tin nhắn về sự chuyên nghiệp thông qua cách lựa chọn quần áo của bạn", Pachter viết.
Vì vậy, hãy luôn lựa chọn những trang phục phù hợp khi tham dự các sự kiện, hội nghị, nhà hàng hay bất kỳ sự kiện nào.
Chỉ nói “cảm ơn” một hoặc hai lần trong một cuộc trò chuyện
“Bạn chỉ nên nói cảm ơn một hoặc hai lần trong một cuộc trò chuyện. Nếu không, bạn có thể pha loãng ảnh hưởng của nó, thậm chí khiến người khác thấy rằng bạn đang mất tự tin hoặc bối rối", Pachter viết.
Gửi thư hoặc thiệp cảm ơn riêng cho từng người tham gia
Bạn nên gửi thư cảm ơn trong vòng 24 giờ và nên gửi riêng cho từng người bạn muốn cảm ơn.
"Trước khi bạn lựa chọn giữa email và thư viết tay, hay lưu ý rằng thư thường có thể mất vài ngày để đi đến đích trong khi email có thể đến ngay lập tức”, Pachter viết.
"Sự khác biệt thời gian này có thể rất quan trọng sau khi phỏng vấn tuyển dụng, nếu các quyết định tuyển dụng đang được thực hiện một cách nhanh chóng”.
Để điện thoại trong túi của bạn
Ngày nay, mọi người thường mang điện thoại bên mình ở khắp mọi nơi, nhưng trong một số trường hợp bạn nên để nó ra xa, nhất là các cuộc họp.
Bạn có thể bị cám dỗ bởi nhắn tin hoặc email, nhưng việc cất điện thoại trong một thời gian quan trọng có thể thể hiện sự chuyên nghiệp và lịch sự của bạn.
Ngoài ra, không đặt điện thoại trên bàn khi gặp một ai đó bởi nếu làm như vậy, bạn đang nói với người đó rằng bạn rất sẵn sàng để bỏ qua anh ấy hoặc cô ấy để kết nối với người khác.
Không bao giờ kéo ghế cho ai đó
Trong một số trường hợp giao tiếp thông thường, kéo ghế cho người khác nhất là phụ nữ là cách thể hiện sự lịch sự của một người đàn ông. Nhưng theo Pachter, trong kinh doanh bạn không nên làm thế vì nó có thể họ ngầm hiểu là bạn đang phân biệt giới tính.
Trong bối cảnh kinh doanh, bạn nên để những quy tắc giới xã hội lại đằng sau.
Đừng bắt chéo chân
Cả đàn ông và phụ nữ đều không nên làm điều này vì nó có thể gây mất tập trung và thậm chí quá sexy cho để thể hiện sự chuyên nghiệp, Pachter nói.
Giữ ngón tay của bạn với nhau khi bạn trỏ
"Trong trường hợp đưa tay lên hãy mở cả bàn tay và giữ các ngón tay sát nhau. Nếu bạn chỉ ngón trỏ của bạn, nó có thể cho thấy bạn đang rất nóng nảy và thiếu tôn trọng người đối diện", Pachter viết.
Luôn kiểm tra lại xem bạn đã chọn đúng người nhận email chưa
Hãy chú ý khi gõ tên người nhận email của bạn bởi việc lựa chọn sai địa chỉ người nhận rất dễ vâp phải, trong một số trường hợp nó có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng.
Luôn bẻ bánh với hai tay
Pachter nói rằng bạn không bao giờ nên sử dụng dao để cắt bánh cuộn trong một bữa ăn tối.  "Hãy bẻ bánh bằng tay và chấm bơ khi bạn đã sẵn sàng ăn”, Pachter viết.
Đừng gọi bất cứ món gì quá đắt
Nếu bạn gọi một miếng thịt bò đắt tiền hoặc tôm hùm, bạn sẽ trông giống như đang tận dụng người mời, Pachter viết. "Tuy nhiên, nếu người mời đưa ra các gợi ý, bạn nên chọn bất kỳ món gì nhưng sẽ là tốt hơn nếu bạn không chọn món đắt tiền nhất”. Với rượu vang cũng tương tự.
Ngoài ra, bạn cũng phải cẩn thận khi đặt một món "đặc biệt". "Nhiều người phục vụ không đề cập đến giá cả khi mời bạn chọn món đặc biệt. Các món này thường có giá cao hơn 10- 40% so với các món trong menu chính, nhưng bạn có thể không tiện khi hỏi giá của món đặc biệt trong một tình huống kinh doanh”, Pachter khuyến cáo.
Đừng đẩy đi hoặc xếp dồn món ăn của bạn
"Bạn không phải là người phục vụ", Pachter viết. "Hãy để các nhân viên phục vụ làm công việc của họ." Thêm vào đó, nếu người đang đang ăn tối cùng bạn chưa ăn xong, họ có thể cảm thấy vội vã - và hành động của bạn sẽ bị xem là thô lỗ.
Hãy lựa chọn món ăn cân bằng với khách của bạn
Điều này có nghĩa bạn nên lựa chọn món khai vị hoặc món tráng miệng giống như khách của bạn nếu “bạn không muốn làm cho khách cảm thấy không thoải mái khi ăn một mình", Pachter viết.
Không bao giờ yêu cầu một hộp mang về
Bạn có thể áp dụng phương châm không để đồ ăn thừa và mang đồ ăn thừa về khi đi ăn cùng gia đình nhưng không thể làm thế trong trường hợp chuyên nghiệp”, Pachter.
Đặt đồ ăn đúng chỗ
Thông thường đồ ăn nên được để bên tay trái và đồ uống nên để bên phải.
Ngoài ra, một số dụng cụ như dao, muỗng nên để bên phải, món chính đặt ở giữa.
Người mời luôn luôn trả tiền
"Nếu bạn là người mời, hoặc là chủ nhà bạn phải trả hóa đơn, dù bạn là đàn ông hay phụ nữ. Trong trường hợp bạn là nữ, khách nam muốn trả tiền bạn nên từ chối khéo bằng cách nói “Ồ không, đây không phải là tôi trả mà là công ty tôi trả”.
"Tuy nhiên, trong trường hợp khách nam kiên quyết muốn trả tiền hóa đơn, hãy để anh ta trả. Đó cũng là một cách cư xử lịch sự”.
Chuẩn bị một lời cáo lỗi lịch sự khi có việc phải về trước
Pachter nói rằng hãy luôn chuẩn bị một lời cáo lỗi lịch sự. Trong một số trường hợp cần thoát ra khỏi cuộc trò chuyện hoặc cuộc gặp, có sự chuẩn bị trước sẽ giúp bạn làm chủ được tình huống và cáo lỗi trơn tru hơn.
Ví dụ để “thoát" khỏi một cuộc trò chuyện. Bạn có thể nói "Rất vui được gặp bạn" hay "Rất vui được nói chuyện với bạn" hay "Tôi có thể gặp bạn vào tuần tới tại cuộc họp”…
Bạn cũng có thể bào chữa cho mình để ra về với lý do về để nghỉ ngơi, ăn cùng gia đình, hoặc cần gặp ai đó trước khi họ đi mất…

10 cách tạo động lực làm việc

Ông làm điều này vào mỗi sáng bởi vì đây là thời điểm sức mạnh ý chí lên cao nhất trong ngày. "Với mỗi nhiệm vụ, tôi buộc bản thân mình phải lựa chọn, hoặc là bỏ nó, hoàn thành nó hay giao lại cho người khác", Jason nói. Sau khi hoàn tất những công việc tốn nhiều năng lượng, ông mới chuyển sang những nhiệm vụ quan trọng hơn.


Dưới đây là 10 bí quyết lấy lại động lực để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, được các nhà sáng lập doanh nghiệp, CEO nổi tiếng trên thế giới chia sẻ với báo Inc..
1. Tận dụng hiệu ứng Chameleon
10 cach f5 ban than trong cong viec doanhnhansaigon
Brian Scudamore, người sáng lập, CEO của công ty 1-800-GOT-JUNK?, You Move Me, và Wow 1 Day Painting
Brian Scudamore - nhà sáng lập đồng thời là CEO của công ty thu gom rác nổi tiếng 1-800-GOT-JUNK? cho hay: "Mỗi khi mất tập trung, tôi thường tìm một chiếc bàn trống và ngồi bên cạnh một nhân viên mà mình không quen đang chú tâm làm việc". Phương pháp này giúp ông lấy lại tinh thần bởi 3 lý do:
  • Bắt chước sự tập trung của người khác: Hiệu ứng Chameleon chỉ ra rằng, chúng ta thường bắt chước một cách vô thức điệu bộ, nét mặt, hành vi của những người xung quanh mình.
  • Muốn trở thành hình mẫu tốt: Chúng ta thường có xu hướng cố gắng làm hài lòng những người mà mình không quen hơn lúc ở cạnh người thân. Với tư cách là người lãnh đạo của một tổ chức, Brian cảm thấy mình phải tập trung nhiều hơn mỗi khi ngồi bên ai đó không quen biết.
  • Thay đổi hành vi hàng ngày: Nghiên cứu gần đây của hai giáo sư tâm lý, khoa học thần kinh Wendy Wood và James B.Duke đã chỉ ra rằng, có nhiều hành vi chúng ta hay lặp đi lặp lại là do ảnh hưởng của môi trường hàng ngày. Vì vậy, việc thay đổi chỗ ngồi sẽ giúp thay đổi hành vi của bạn.
Thậm chí nếu công ty không có nhiều nhân viên thì bạn vẫn có thể tìm ai đó thích hợp để ngồi gần như quán cà phê, nơi công cộng...
2. Tìm bạn đồng hành
10 cach f5 ban than doanhnhansaigon
Aaron Steed - CEO của Meathead Movers
Ngược lại với Brian, Aaron Steed - CEO của công ty Meathead Movers lại thích cách tương tác trực tiếp với mọi người hơn. Vị CEO 35 tuổi này tiết lộ mình có thói quen hay cắn móng tay mỗi khi gặp vấn đề cần suy nghĩ, đến mức phải giấu hai tay dưới bàn trong suốt thời gian diễn ra cuộc họp.
Có lần, Aaron Steed vô tình phát hiện ra cô thợ làm móng cho mình cũng mắc thói quen tương tự và ông chợt nảy ra ý tưởng: "Làm thế nào để cả hai ngừng cắn móng tay?". Aaron đặt ra thỏa thuận:
  • Nếu tôi lại cắn móng tay, tôi sẽ trả gấp đôi vào lần làm móng tới.
  • Nếu cô ấy cắn móng tay, tôi sẽ được làm móng miễn phí.
  • Nếu cả hai chúng tôi cùng thắng hoặc cùng thua, mức giá sẽ bình thường như mọi lần.
"Và sau ba tháng, tôi vẫn chưa phải trả tiền làm móng nào", Aaron vui vẻ nói. Hãy thử tìm một ai đó có hoàn cảnh giống bạn và tạo động lực để cùng nhau vượt qua khó khăn.
3. Lên kế hoạch cho công việc mà bạn biết sẽ trì hoãn
10 cach f5 ban than doanhnhansaigon
Rohit Anabheri - nhà sáng lập của Circa Ventures
Đây là cách mà Rohit Anabheri - nhà sáng lập của Circa Ventures sử dụng mỗi khi ông mất động lực làm việc: "Tôi có thể kể những việc mình sẽ trì hoãn trước khi điều đó xảy ra. Bạn cũng thế".
Cách nhận biết rõ nhất khi bạn muốn trì hoãn công việc là cảm giác miễn cưỡng mỗi khi nghĩ đến chúng. Những lúc như thế, thay vì chờ đợi mọi thứ diễn ra, Rohit ngay lập tức sẽ lập một kế hoạch chi tiết, trong đó ghi rõ:
  • Mình sẽ làm gì và trong bao lâu. Thay vì viết: "làm XYZ" thì bạn nên phân ra thời gian cụ thể: "làm XYZ trong 1 giờ" hoặc "hoàn thành ABC". Thời gian càng rõ ràng thì bạn càng nhanh chóng làm xong nhiệm vụ.
  • Làm khi nào và ở đâu. Thay vì hy vọng sẽ có đủ thời gian làm việc thì bạn nên chủ động phân bổ thời gian sao cho hợp lý. Loại kế hoạch này có tên là kế hoạch nếu-thì trong giới học thuật, giúp tăng tỷ lệ thành công một cách đáng kinh ngạc.
4. Tìm lại nguồn cảm hứng ban đầu
Doug Conant - Cựu CEO của Fortune 500, Campbell Soup, hiện là nhà sáng lập, CEO của Conant Leadership
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn sẽ hạnh phúc hơn khi làm việc có mục đích. Do đó, mỗi khi chán nản, Doug Conant thường ngưng hẳn công việc đang làm và dành ra 5 phút để nghĩ về mục tiêu cuộc đời, nhớ lại những thứ từng truyền cảm hứng cho mình nhiều nhất.
Cựu CEO của Fortune 500, Campbell Soup và hiện là nhà sáng lập, giám đốc điều hành của Conant Leadership chia sẻ, mục tiêu của ông là xây dựng thành công những tổ chức hàng đầu thế giới, bất chấp mọi khó khăn và sóng gió trên thương trường.
"Công việc này đã phát triển tôi theo hướng độc đáo và mang đậm chất cá nhân, một phần cũng nhờ việc tôi luôn trả lời những câu hỏi:
  • Tại sao bạn lại muốn trở thành người dẫn đầu?
  • Ai là người truyền cảm hứng cho bạn nhiều nhất?
  • Phẩm chất nào của họ khiến bạn ngưỡng mộ nhất?
  • Tại sao sự tận tụy hết mình với công việc lại có giá trị hơn mọi phẩm chất khác?
Nếu làm công việc mình thích, bạn sẽ luôn tràn đầy sinh lực ngay cả lúc đối mặt với khó khăn. Đây thường là dấu hiệu nhận biết một nhà lãnh đạo tuyệt vời trong số những người tầm thường khác", ông nói.
5. Dành thời gian suy nghĩ ở nơi khơi dậy tính sáng tạo
10 cach f5 ban than doanhnhansaigon
Ryan Simonetti (phải), đồng sáng lập Convene
Ryan Simonetti - đồng sáng lập Convene cho biết, mỗi tuần ông thường dành 90 phút riêng tư để nghĩ về kế hoạch cuộc đời và chiến lược kinh doanh, đồng thời xem xét kỹ những nhiệm vụ quan trọng mà bản thân đang muốn né tránh.
Đặc biệt, việc tổ chức những cuộc họp cá nhân với từng thành viên trong nhóm cũng là một cách để bản thân rèn luyện khả năng lãnh đạo. Ví dụ, hàng tuần ông mở ra những cuộc họp riêng với mỗi người trong ban lãnh đạo trong công ty, điều này luôn có ý nghĩa rất quan trọng.
Giống như cách Steve Jobs tổ chức nhiều buổi họp trong khi đi bộ để giúp nhân viên khơi dậy sức sáng tạo, Ryan cũng lựa chọn một nơi quen thuộc để dễ tập trung và nghĩ ra những ý tưởng mới. Mỗi lần như vậy, ông thường tự đặt ra hai câu hỏi:
  • Để đạt được mục tiêu cá nhân (hoặc công ty), điều quan trọng nhất mà tôi phải làm trong tuần này là gì?
  • Tại sao nó lại quan trọng?
Với câu trả lời thuyết phục cho hai câu hỏi trên, ông luôn cảm thấy hào hứng và sẵn sàng cho tuần làm việc mới.
6. Đi bộ 15 phút mỗi ngày để đầu óc minh mẫn
10 cach f5 ban than doanhnhansaigon
Sevetri Wilson - CEO của Solid Ground Innovations
Sevetri Wilson thường dành 15 phút đi bộ mỗi ngày từ chỗ làm để đầu óc được minh mẫn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc đi dạo, đặc biệt là ở những nơi gần gũi với thiên nhiên sẽ giúp não bộ trở nên linh hoạt, loại bỏ bớt những tác nhân gây xao nhãng và từ đó giúp đầu óc trở nên thư thái.
Hơn thế nữa, một không gian mở cũng giúp tăng khả năng sáng tạo trong bạn, trả lời được những câu hỏi "tại sao", nghĩ về những mục tiêu lớn và tập trung vào các vấn đề tuy không khẩn cấp nhưng đặc biệt quan trọng.
7. Tập thể dục trước khi đưa ra quyết định khó khăn
10 cach f5 ban than doanhnhansaigon
Kay Koplovitz - nhà sáng lập ra USA Network và Syfy
Kay Koplovitz - nhà sáng lập USA Network và Syfy cho biết, khi đứng trước một quyết định khó khăn, bà thường đi tập gym khoảng 30 phút để tăng nhịp tim và lấy lại năng lượng. Thói quen này đặc biệt hiệu quả khi bạn phải đối mặt những vấn đề đòi hỏi sự tỉnh táo tuyệt đối.
Một nghiên cứu năm 2006 đã chỉ ra rằng chế độ tập luyện phù hợp có ảnh hưởng tích cực đến sức mạnh ý chí.
8. Tự tạo ra giá trị cốt lõi của bản thân
Cameron Herold, tác giả của sách Double Double, huấn luyện viên CEO, và diễn giả nổi tiếng trên thế giới.
Cameron Herold - tác giả cuốn Double Double cho rằng, bí quyết tạo ra động lực hiệu quả nhất là hãy tự xây dựng giá trị cốt lõi của bản thân, vì đó là thứ bạn dùng để chia sẻ với mọi người và cũng là cách giúp người khác "nhận diện" được bạn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn sẽ trở nên hăng hái hơn khi kết nối thành công hình ảnh cá nhân với giá trị cốt lõi của mình, khi bạn hành động một cách thống nhất với "cái tôi" của bạn. Có hai cách để giúp bạn làm được điều đó:
  • Phát huy giá trị cốt lõi của bản thân trước mọi người. Bằng cách thông báo với người khác tầm quan trọng của việc theo đuổi đến cùng, sẽ buộc bạn phải cố gắng hết sức để hoàn thành nó.
  • Hoàn thành tốt công việc. Nhà nghiên cứu về thói quen của Đại học Stanford, BJ Fogg đã chỉ ra rằng, mọi hành động, cử chỉ đều góp phần tạo nên bản sắc của bạn ngay từ những hành động rất nhỏ. Bạn chỉ đạt được thành công nếu đã nỗ lực hoàn thành công việc mà mình đã cam kết.
 9. Nghĩ đến tình huống xấu nhất
Benji Rabhan - nhà sáng lập AppointmentCor
Benji Rabhan - nhà sáng lập AppointmentCore cho biết, mỗi lần nhận được nhiệm vụ mình không hứng thú, ông thường dành ra 2 đến 5 phút để trả lời những câu hỏi sau:
  • Nhiệm vụ này có ý nghĩa gì đối với công việc chung?
  • Chúng có ảnh hưởng như thế nào đến khách hàng, những người khác, cũng như các công việc liên quan?
  • Làm thế nào để nhiệm vụ này phục vụ cho những kế hoạch táo bạo của mình?
  • Trong trường hợp xấu nhất nếu như mình không hoàn thành công việc (đối với những nhiệm vụ đặc biệt "nhạy cảm") thì chuyện gì sẽ xảy ra?. Ví dụ như, kéo công ty "đi xuống", thành viên trong nhóm bỏ đi hay mất một khách hàng thân thiết...
Bằng cách này, bạn sẽ ngay lập tức nhìn thấy quyết định sắp tới của mình mang lại kết quả tích cực hay tiêu cực theo thời gian, từ đó lấy lại động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
10. Ưu tiên giải quyết công việc phức tạp trước
Jason Duff - nhà sáng lập, CEO của COMSTOR Outdoor
Trái ngược với những cách quản lý thời gian quen thuộc, Jason Duff - nhà sáng lập, CEO của COMSTOR Outdoor cho biết, ông thường dành một giờ đầu tiên trong ngày để giải quyết những công việc tốn nhiều thời gian nhất (chứ không phải công việc quan trọng nhất).
Ông làm điều này vào mỗi sáng bởi vì đây là thời điểm sức mạnh ý chí lên cao nhất trong ngày. "Với mỗi nhiệm vụ, tôi buộc bản thân mình phải lựa chọn, hoặc là bỏ nó, hoàn thành nó hay giao lại cho người khác", Jason nói. Sau khi hoàn tất những công việc tốn nhiều năng lượng, ông mới chuyển sang những nhiệm vụ quan trọng hơn.
Đây được gọi là hiệu ứng Zeiganrnik, tức là khi đầu óc chúng ta tiếp nhận quá nhiều thông tin, cũng là lúc khả năng xử lý của não bộ sẽ bớt linh hoạt. Bằng cách chọn giải quyết những nhiệm vụ phức tạp nhất, Jason cho rằng mình sẽ có thời gian hoàn thành tốt những mục tiêu quan trọng hơn trong ngày.

Những bí quyết biến nhà quản lý thành nhà lãnh đạo

Ngược lại, lãnh đạo tìm hiểu điều gì giúp nhân viên hạnh phúc và phấn chấn nhất, dù điều đó cả chính nhân viên còn chưa phát hiện ra. Lãnh đạo cổ vũ mọi thành tựu dù là nhỏ nhất, vì lãnh đạo, nói cách khác, là người hâm một nhiệt thành nhất của nhân viên.


7 bí quyết biến nhà quản lý thành nhà lãnh đạo

Nhiều người thường đánh đồng ý nghĩa của các chức danh “quản lý” và “lãnh đạo” trong khi thực tế đó là hai vị trí khác biệt rất lớn.
Chuyên gia kỹ năng lãnh đạo Gina Folk
Tác giả Gina Folk, chuyên gia về kỹ năng lãnh đạo, chia sẻ trên tạp chí Entrepreneur những kinh nghiệm của bà sau 25 năm làm tư vấn: “Tôi có thể tự tin khẳng định rằng, những nhóm làm việc hiệu quả nhất, đạt được thành công lâu dài và bền vững nhất đều được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo, không phải các nhà quản lý”.
Sau đây là 7 bí quyết giúp các nhà quản lý cải thiện bản thân và trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ, theo Gina Folk.
1. Yêu mến mọi người
Không ai có thể dẫn dắt nhóm thành công nếu họ không thực sự hòa hợp với nhau. Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt với những đặc điểm độc nhất. Là nhà lãnh đạo, bạn có nhiệm vụ giúp mọi người chấp nhận sự khác biệt của nhau và động viên nhau cùng nỗ lực hướng về một mục tiêu chung.
2. Hướng dẫn chứ không kiểm soát
Các nhà quản lý luôn muốn kiểm soát mọi thứ. Vài người khác vì thiếu lòng tin mà trở thành những nhà quản lý vi mô, làm giảm năng suất và kéo cả tổ chức chậm lại.
Nhà lãnh đạo thì khác, họ hiểu rõ nhóm sẽ đạt được những thành tựu tuyệt vời nếu được hướng đi đúng đường và được hỗ trợ đầy đủ. Vì vậy, nhà quản lý thiết lập các “bộ khung” nâng đỡ, chứ không phải là hằng hà sa số các quy định “nhấn chìm” niềm vui công việc của nhân viên.
3. Linh hoạt và thích nghi
Các nhà quản lý thường yêu cầu rất khắt khe và trung thành với cách làm việc mà họ cho là đúng. Lãnh đạo thì hiểu rằng thay đổi là cần thiết cho bất kỳ sự tiến bộ và phát triển nào.
Lãnh đạo giỏi hiểu rõ năng lực của từng nhân viên, đặt ra các kỳ vọng rõ ràng và điều chỉnh liên tục phương pháp lãnh đạo để thích nghi với hoàn cảnh.
4. Giao quyền
Một số nhà quản lý luôn cảm thấy họ đang “giao quyền” rất hào phóng nhưng thật ra họ không đặt niềm tin vào ai cả và việc họ làm chỉ đơn thuần là chỉ định. Họ không tin nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Lãnh đạo thì khác. Họ giao nhiệm vụ cho nhân viên vì họ tin tưởng. Dù không trực tiếp tham gia, họ vẫn theo dõi thường xuyên để hỗ trợ nhân viên.
5. Chia sẻ thành tựu, chấp nhận thất bại
“Sếp” là người phấn khích nhận thưởng khi nhóm của họ đạt thành công và họ cũng là người đầu tiên trút giận lên cả nhóm nếu không đạt được chỉ tiêu.
Lãnh đạo hiểu rõ thành công không chỉ do mình họ mà nên, vì vậy, họ luôn kiểm soát cảm xúc cao độ. Cùng chia sẻ thành tựu với cả nhóm khi thành công, khi thất bại thì chấp nhận và xử lý một cách tỉnh táo.
6. Dám mạo hiểm
Rủi ro là điều mà các nhà quản lý luôn cố tránh cho bằng được vì họ sợ không kiểm soát được tình hình khi có sự cố xảy ra.
Lãnh đạo lại hiểu rõ rằng thành công lớn nhất đến từ những quyết định mạo hiểm. Lãnh đạo khuyến khích nhóm trải nghiệm những điều mới mẻ và mỗi sai lầm hay thất bại là một lần họ được những bài học quý giá.
7. Tạo động lực tốt
Nhà quản lý kém đem nỗi sợ ra làm động lực thúc đẩy nhân viên. Họ “bao vây” nhân viên bằng việc giảm lương, tăng giờ làm, nguy cơ bị trừng phạt, nguy cơ mất việc…
Ngược lại, lãnh đạo tìm hiểu điều gì giúp nhân viên hạnh phúc và phấn chấn nhất, dù điều đó cả chính nhân viên còn chưa phát hiện ra. Lãnh đạo cổ vũ mọi thành tựu dù là nhỏ nhất, vì lãnh đạo, nói cách khác, là người hâm một nhiệt thành nhất của nhân viên.
Từ “nhà quản lý” đến “nhà lãnh đạo” là một hành trình phát triển bản thân đầy thử thách. Bạn sẽ phải hy sinh cái tôi để cùng tập thể đạt kết quả chung. Tuy nhiên, kết quả chắc chắn sẽ vô cùng xứng đáng và khiến bạn hài lòng vì không chỉ mình bạn đạt được sự cân bằng trong công việc - cuộc sống, mà cả những người xung quanh cũng vậy. Khi ấy, công việc không còn là gánh nặng mà là niềm vui mỗi ngày trong suốt đời bạn.

Để xác định chính xác bạn là ai, “nhà quản lý” - người thực thi ý tưởng hay “nhà lãnh đạo”- người đưa ra ý tưởng, hãy trả lời thành thật hai câu hỏi sau:
1. Cấp dưới của bạn làm việc quá lộn xộn và nếu bạn không can thiệp thì công việc chẳng đi đến đâu cả.
2. Cấp dưới của bạn không chỉ là đồng nghiệp mà là còn là những người bạn đồng hành với bạn trên hành trình đạt được mục tiêu.
Nếu bạn chọn câu 1, bạn thiên về kiểu “sếp” mà nhân viên vẫn hay đem ra bàn tán, nếu chọn câu 2, bạn đang trên đường trở thành một nhà lãnh đạo được kính trọng.

10 nguyên tắc khi dựng nghiệp của “cha đẻ” Wal-Mart

Lợi nhuận nên được chia sẻ với các thành viên trong công ty và hãy cư xử với họ như những cộng sự. Ngược lại, họ cũng sẽ coi bạn như một cộng sự và cùng hợp tác. Tất cả sẽ diễn ra tốt đẹp hơn cả sự mong đợi của bạn.


10 nguyên tắc dựng nghiệp của “cha đẻ” Wal-Mart

Với bản chất nông dân, gần gũi những nguyên tắc của Sam Walton trông thật bình dị, thậm chí là quá đơn giản khi đọc. Nhưng khó khăn và thử thách thực sự là bạn phải thường xuyên tìm ra cách để làm được những bước đơn giản đó.
Đơn giản nhưng không phải là dễ dàng thực hiện. Dưới đây là những nguyên tắc đã tạo dựng một sự nghiệp kinh doanh của Sam Walton, cha đẻ của chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới: Wal-Mart.
1. Tiết kiệm
Hãy kiểm soát việc chi tiêu của bạn tốt hơn đối thủ cạnh tranh vì đây chính là lợi thế của bạn. Trước khi Wal-Mart được biết đến như một công ty kinh doanh bán lẻ lớn nhất thế giới thì trong suốt 25 năm điều hành công ty, Sam Walton luôn có tỷ lệ chi phí/doanh thu thấp nhất trong nghành.
Bạn có thể sẽ mắc nhiều sai lầm trong kinh doanh nhưng bạn vẫn có thể sửa chữa được nếu bạn kiểm soát được chi phí. Ngược lại, bạn sẽ bị đào thải cho dù có xuất sắc đến đâu đi chăng nữa.
2. Khác biệt
Nếu tất cả mọi người đều làm theo một cách thì sẽ có cơ hội tốt cho bạn để tìm ra một hướng đi khác. Nhưng bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho việc sẽ có rất nhiều người lôi bạn quay lại và nói rằng bạn đang đi nhầm đường.
Khi bơi ngược dòng, bạn phải đảm bảo mình đã nghiên cứu, phân tích và hiểu rõ việc mà mình sẽ làm hơn bất kỳ ai khác. Đừng khác người nếu bạn chỉ muốn tỏ ra nổi trội và khác biệt so với đám đông.
Một câu nói mà Sam Walton đã nghe rất nhiều khi bắt đầu khởi nghiệp là: “Một cửa hàng giảm giá không thể tồn tại lâu dài trong một thị trấn dưới 50.000 dân”. Vì thế, sự thành công của Wal-Mart đã làm bất ngờ với rất nhiều người.
3. Đáp ứng trên cả mong đợi
Nếu bạn đáp ứng trên mức mong đợi của khách hàng thì họ sẽ mãi là khách hàng của bạn. Hãy đem lại cho họ những gì họ muốn và thêm một chút nữa. Hãy để họ thấy rằng bạn rất coi trọng khách hàng và chịu trách nhiệm những gì bạn làm.
Điều quan trọng mà Sam Walton đã viết là dòng chữ trên tấm biển hiệu đầu tiên của Wal-Mart: “Bảo đảm sự hài lòng của khách hàng”. Dòng chữ đó hiện giờ vẫn còn và nó đã tạo nên sự khác biệt cho Wal-Mart.
4. Lắng nghe
Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người trong công ty. Bạn phải tìm cách để khiến họ bộc lộ những suy nghĩ của mình về công ty. Những người ở “tiền tuyến”- những người thực sự trực tiếp trò chuyện với khách hàng, là những người duy nhất biết được điều gì đang diễn ra ở đó. Tốt hơn hết là bạn nên tìm hiểu xem họ biết được những gì.
Đó mới chính là cái mà mọi người gọi là hiểu được nhu cầu của khách hàng. Qua đó, để giảm bớt trách nhiệm trong việc điều hành của bạn và khích lệ nhân viên nảy sinh sáng kiến, bạn phải thật sự lằng nghe những điều các cộng sự muốn nói.
5. Thông tin
Khi bạn không tin tưởng để cho các cộng sự của bạn biết được những thông tin gì đang diễn ra trong công ty, họ sẽ cho rằng bạn không thực sự coi trọng nhân viên. Thông tin là thế mạnh và là lợi ích bạn có được từ việc chia sẽ nó với các cộng sự.
Khi họ càng biết nhiều thì họ sẽ càng hiểu nhiều hơn. Càng hiểu biết thì họ sẽ càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đó và khi đó thì không còn gì có thể ngăn cản họ. Chính họ sẽ chung sức làm công ty bạn vững mạnh.
6. Lạc quan
Những người lạc quan thường có khuynh hướng thành công hơn. Vì đơn giản không chỉ là họ tin rằng mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp mà bởi vì việc tin vào sự thành công khiến họ nổ lực hơn nữa. Nếu ít kỳ vọng, bạn thậm chí còn không có động lực để thử.
Khi sóng gió nổi lên, chúng ta sẽ lựa chọn thái độ để đáp trả. Hãy lạc quan trong mọi tình huống và nên tìm ra những điểm hài hước trong mỗi thất bại của mình. Đừng quá lo lắng. Hãy thư giãn, như vậy thì những người xung quanh bạn sẽ không bị căng thẳng.
7. Tạo động lực
Khích lệ nhân viên chỉ bằng tiền, địa vị hay chức vụ thôi thì chưa đủ. Thường xuyên, ngày này qua ngày khác, bạn phải nghĩ ra những cách thức mới lạ, hấp dẫn hơn để thúc đẩy và thách thức các cộng sự của bạn.
Nếu mọi việc đang trở nên nhàm chán, nhà lãnh đạo nên có một vài thay đổi để mọi người phải đoán xem mánh khóe tiếp theo của bạn sẽ là gì. Đừng để nó trở nên quá dễ đoán.
8. Hãy ghi nhận mọi sự đóng góp
Những lời khen tặng chân thành, đúng lúc, đúng người là món quà không mất tiền mua nhưng đáng giá bằng cả gia tài. Bởi chúng ta ai cũng muốn được nghe người khác đánh giá nhiều về những gì chúng ta làm cho họ.
Chúng ta thích được nghe điều này một cách thường xuyên, đặc biệt khi ta làm được một việc gì đó mà ta thấy thực sự tự hào. Ghi nhận và trân trọng sự đóng góp của nhân viên luôn là yếu tố cơ bản khi Sam Walton tìm kiếm mẫu người lãnh đạo Wal-Mart.
9. Hãy tận tụy
Hãy tận tụy với công việc kinh doanh của bạn. Hãy tin tưởng vào nó hơn bất kỳ ai khác. Sam Walton phần nào đã khắc phục được những khiếm khuyết của bản thân bằng sự đam mê hoàn toàn vào công việc bán lẻ. Nếu bạn yêu thích công việc của mình, bạn sẽ luôn hăng say trong công việc và luôn cố gắng hết sức để đạt được kết quả tốt nhất.
10. Chia sẻ
Lợi nhuận nên được chia sẻ với các thành viên trong công ty và hãy cư xử với họ như những cộng sự. Ngược lại, họ cũng sẽ coi bạn như một cộng sự và cùng hợp tác. Tất cả sẽ diễn ra tốt đẹp hơn cả sự mong đợi của bạn.
Và hãy khuyến khích các thành viên trong công ty đầu tư và giữ cổ phần công ty lâu dài. Bạn sẽ bán cho họ cổ phần công ty với giá chiết khấu thấp và tăng cổ phần của họ khi về hưu. Đó là điều tốt nhất mà Sam Walton đã làm cho nhân viên của mình.

5 công việc cần làm mỗi ngày của các nhà lãnh đạo

Nhà lãnh đạo thực thụ luôn có kỳ vọng lớn đối với người khác, nhưng họ cũng luôn kỳ vọng cao vào chính mình. Người lãnh đạo luôn kỳ vọng vào chính họ nhiều hơn những thành viên khác trong nhóm. Họ lãnh đạo bằng cách lấy mình làm tấm gương chứ không phải dựa vào “quyền lực và đe dọa”. Họ luôn tạo cảm hứng làm việc cho nhóm của mình.

5 việc cần làm mỗi ngày của các nhà lãnh đạo
Đây là những điều các nhà lãnh đạo thực thụ nên làm, lấy cảm hứng từ thuật lãnh đạo của Henry Ford, dựa theo những phát ngôn vĩ đại của ông.
Khi mùa Hè đến, mọi người thường hướng đến các kỳ nghỉ và nhịp độ làm việc dường như bắt đầu chậm lại, nhưng điều này không dành cho doanh nhân, những người biết rằng khi nhiệt độ bên ngoài nóng lên, thì bên trong cũng vậy.
Mùa Hè thời điểm tuyệt vời để mở rộng mạnh mẽ và phát triển không chỉ kỹ năng kinh doanh mà cả kỹ năng quản lý của bạn. Thực tế, mùa Hè năm 1899 nhà công nghiệp nổi tiếng Henry Ford đã từ bỏ vị trí kỹ sư trưởng tại Edison Illuminating Company để tập trung vào việc sản xuất ôtô.
Ông Ford biết rằng ông cần phải từ bỏ vị trí an toàn để sống cuộc đời của một doanh nhân theo cách của riêng mình. Chúng ta đều biết Ford là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất ở Mỹ, nhưng nếu bạn đã từng nghiên cứu kỹ năng quản lý của ông, bạn sẽ thấy nhiều điều đáng ngạc nhiên.
Sự lãnh đạo, giống như làm chủ doanh nghiệp, thường là vị trí luôn được mong muốn, nhưng phần lớn mọi người hiếm khi đạt được và trình diễn khả năng lãnh đạo thực thụ. Với vai trò ông chủ, người giám sát và doanh nhân, tư cách người sáng lập không có nghĩa là bạn là nhà lãnh đạo giỏi.
Bạn có thể khởi nghiệp nhưng điều đó không có nghĩa bạn có thể dẫn dắt mọi diễn biến và xu hướng hoặc thậm chí nhân viên của bạn. Người lãnh đạo cần duy trì sự cân bằng giữa quyền lực và lòng trắc ẩn, kỷ luật và sự mềm dẻo, thưởng và phạt. Đây có lẽ là vài trò nặng nề nhất mà doanh nhân phải gánh vác khi bắt đầu thuê lao động và đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới.
Hãy phát triển và nuôi dưỡng những đặc tính của các nhà lãnh đạo vĩ đại bằng cách thực hiện những hành động nhỏ mỗi ngày. Dưới đây là 5 điều mà các nhà lãnh đạo thực thụ nên làm, lấy cảm hứng từ sự lãnh đạo củ Henry Ford dựa vào những phát ngôn vĩ đại của ông.
1. Lắng nghe
“Nếu có bất kỳ bí mật nào liên quan đến thành công, thì nó nằm ở khả năng nắm bắt được quan điểm của người khác và nhìn nhận vấn đề từ góc độ của người khác và từ chính bạn”.
Cương vị lãnh đạo đòi hỏi lắng nghe nhiều hơn hơn nói. Khi bạn dừng lại để thực sự lắng nghe câu chuyện của người khác, để nắm bắt quan điểm của họ và tự cho phép bạn thoát khỏi định kiến của mình, bạn đang cho thấy phẩm chất thực thụ của người lãnh đạo.
Hãy lắng nghe nhiều hơn nói và hãy học cách lắng nghe những người khác. Điều này không có nghĩa quan điểm của người khác phải luôn đúng, nhưng lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề. Những nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ lắng người khác nói chứ không chỉ dựa vào những gì họ nghe được.
2. Đánh giá
“Một doanh nghiệp không làm được gì ngoài tiền bạc là một doanh nghiệp nghèo”.
Mỗi ngày, các nhà lãnh đạo thực thụ phải đánh giá hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp của họ, hoạt động hàng ngày và đội ngũ nhân viên, sản phẩm và thời gian. Tiền bạc là yếu tố quyết định và cần thiết đối với doanh nghiệp. Bạn cần tiền để vận hành doanh nghiệp, sống sót và phát triển. Đây là điều tuyệt vời. Tuy nhiên, sử dụng tiền bạc chỉ vì lợi ích của tiền mà thôi sẽ không đưa đến những quyết định có lợi cho nhân viên, cộng đồng của bạn hay mang tính nhân văn.
Những nhà lãnh đạo thực sự luôn đánh giá xem lĩnh vực kinh doanh nào có hiệu quả và lĩnh vực nào không, đồng thời cân nhắc quyết định tiền bạc theo nhiều tiêu chí khác. Những quyết định tiền bạc không phải lúc nào cũng đo lường được. Đôi khi chúng cần phải cân bằng với các giá trị như tính toàn vẹn, tầm nhìn và mục đích. Một nhà lãnh đạo thực thụ sẽ đánh giá điểm mấu chốt với định hướng đạo đức, sau đó, đưa ra những điều chỉnh hợp lý.
3+4. Cải thiện và hành động
“Bạn không thể tạo dựng danh tiếng dựa trên cái bạn sẽ làm”.
Sau khi đánh giá, các nhà lãnh đạo sẽ nhắm vào điều họ có thể cải thiện. Khi họ xác định được cách thức tốt hơn để tiến hành công việc, họ hành động. Đây là chu kỳ liên tục: đánh giá, cải thiện, hành động.
Các nhà lãnh đạo thực thụ không chỉ áp dụng chu kỳ này vào hoạt động kinh doanh, họ còn áp dụng cho chính mình. Làm thế nào để bạn có thể trở thành người giao tiếp rõ ràng và dễ hiểu hơn? Làm sao để trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn? Bạn có thể cải thiện kỹ năng ở phần nào?
Lãnh đạo là một quá trình liên tục diễn ra và tiến triển dần dần đối với chính bạn và doanh nghiệp của bạn.
5. Kỳ vọng
“Chất lượng nghĩa là luôn làm điều đúng đắn kể cả khi không có ai giám sát”.
Nhà lãnh đạo thực thụ luôn có kỳ vọng lớn đối với người khác, nhưng họ cũng luôn kỳ vọng cao vào chính mình. Người lãnh đạo luôn kỳ vọng vào chính họ nhiều hơn những thành viên khác trong nhóm. Họ lãnh đạo bằng cách lấy mình làm tấm gương chứ không phải dựa vào “quyền lực và đe dọa”. Họ luôn tạo cảm hứng làm việc cho nhóm của mình.
Kỳ vọng nhiều hơn vào chính mình để tạo dựng và duy trì doanh nghiệp của bạn và nhóm làm việc của bạn. Nhà lãnh đạo thực thụ sẽ tiến hành những thay đổi cần thiết và làm điều đúng đắn vì lợi ích chung.